Vinacomin hướng tới nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngày 6/5/2011, tại Sapa, Lào Cai, Tập đoàn Vinacomin đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đào tạo giai đoạn 2005-2011 và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2015, định hướng đến 2020.

hoinghi-1

Xác định chiến lược phát triển “Từ tài nguyên khoáng sản và nguồn nhân lực đi lên giàu mạnh”, 5 năm qua, cùng với sự lớn mạnh của Tập đoàn, quy mô nguồn nhân lực cũng không ngừng phát triển, bình quân tăng từ 4-6%/năm, trong đó, công tác chăm lo đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển bền vững của Tập đoàn luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Theo thống kê, trong tổng số 129.000 lao động năm 2010 của Tập đoàn, công nhân kỹ thuật chiếm số lượng lớn 97.160 người, bậc thợ bình quân là 3,86; tốt nghiệp trung cấp 11.760; trình độ cao đẳng, đại học 19.500; số lao động chưa qua đào tạo giảm dần theo các năm. Từ năm 2005-2010, nhu cầu đào tạo CNKT hầm lò của các doanh nghiệp tăng nhanh, năm 2010 tăng hơn 124% so với 2009, tăng 133% so với 2005, dự báo 2015 sẽ tăng lên 137,7% so với hiện tại. Kinh phí cho công tác này ngày càng được chú trọng, trung bình mỗi năm thực hiện khoảng 63 000 triệu đồng.hoinghi-2

Báo cáo tại Hội nghị cũng cho thấy, nhu cầu nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp và Tập đoàn giai đoạn 2010-2015 là rất lớn. Mỗi năm, Tập đoàn cần đào tạo bổ sung trên 800 cán bộ trên đại học và kỹ sư chuyên ngành, 8100 CNKT. Cùng với đó là việc nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà xưởng và trang thiết bị day học, hệ thống kiểm định chất lượng đạo tạo. Do đó, kinh phí dự tính lên tới 158 tỷ đồng/năm, cả giai đoạn là trên 790 tỷ đồng.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu tăng trưởng mạnh mẽ của Tập đoàn, ngay từ bây giờ, Tập đoàn với vai trò đầu mối thống nhất, tổ chức hướng dẫn, giám sát và quản lý một cách hệ thống công tác tuyển sinh đào tạo cho phù hợp với KH sản xuất kinh doanh hằng năm cũng như trong chiến lược phát triển dài hạn của Tập đoàn; tăng cường hơn nữa hợp tác quốc tế trong công tác đào tạo nhân lực. Về phía các doanh nghiệp, cần chủ động thống kê số lượng lao động, ngành nghề đào tạo của đơn vị và có kế hoạch liên kết chặt chẽ với các cơ sở đào tạo nghề của Tập đoàn, các trường CĐ, ĐH  trong và ngoài nước để đào tạo theo nhu cầu doanh nghiệp. Đặc biệt, nhiều ý kiến tại Hội nghị đề xuất Tập đoàn cần xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích phù hợp nhằm thu hút và giữ chân lao động có trình độ, có tay nghề nhất là lực lượng CNKT hầm lò, kỹ sư luyện kim…

hoinghi-3

Tại Hội nghị, lãnh đạo Tập đoàn đã biểu dương và khen thưởng cho một số công ty đã thực hiện tốt quy chế 2442, 2441 về công tác chăm lo đào tạo nguồn nhân lực như than Vàng Danh, Hà Lầm, Ban quản lý dự án Alumina, Nhôm Lâm Đồng và các trường cao đẳng nghể mỏ Hồng Cẩm, Hữu Nghị, Việt Bắc…

Comments for this post are closed.